Nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn bạn đã biết câu trả lời chưa?

Nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn là vấn đề được đông đảo những tín đồ yêu bộ môn thể thao này quan tâm. Vậy bạn đã biết được chính xác câu trả lời chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cụ thể và đầy đủ nhất trong bài viết ngày hôm nay.

Tổng quan về môn thể thao nhảy xa

Nhảy xa là một môn thể thao có nguồn gốc từ Hy Lạp, đây là một trong những  hạng mục quan trọng của điền kinh. Bộ môn này chính thức được đưa vào tranh tài tại thế vận hội Olympic từ năm 1896. 

Nhảy xa đòi hỏi người chơi tham gia phải có một nền tảng thể lực tốt, khoẻ mạnh và linh hoạt. Một lần nhảy thành công đòi hỏi các vận động viên phải thực hiện đầy đủ các động tác kỹ thuật. Nếu như vận động viên nào có cú nhảy càng xa hố cát thì sẽ giành chiến thắng cuối cùng.

Ngày nay bộ môn nhảy xa đã trở nên quen thuộc ở nước ta, bởi nó đã được đưa vào chương trình giáo dục ở bậc trung học cơ sở. Vì vậy đây được đánh giá là liệu pháp giúp nâng cao thể lực, thể trạng và thể chất của con người Việt Nam vô cùng hiệu quả.

Nhảy xa là bộ môn thể thao phổ biến
Nhảy xa là bộ môn thể thao phổ biến

Nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn?

Nhảy xa bao gồm 4 giai đoạn chính thức mà một vận động viên sẽ phải triển khai như sau:

Giai đoạn thứ nhất là chạy đà

Ở giai đoạn này vận động viên nhảy xa sẽ tiến hành bước chạy đà từ vạch xuất phát đã được ghi dấu từ trước. Khi có dấu hiệu bắt đầu nhảy thì tiến hành tăng tốc chạy tối đa trong cự ly ngắn.

Đây được đánh giá là giai đoạn khởi điểm vô cùng quan trọng đối với một người chơi nhảy xa nếu muốn đạt được thành tích tốt. Nó phụ thuộc vào tâm thế, vận tốc chạy và quyết tâm của mỗi vận động viên để có bước chạy đà hoàn hảo nhất.

Giai đoạn giậm và nhảy

Thời điểm này yêu cầu người nhảy xa phải tập trung  sức mạnh vào bên chân thuận, bởi chân này sẽ tiếp xúc gần với bề mặt giậm nhảy. Theo đó ván và lòng bàn chân sẽ hình thành nên 1 góc từ 55 tới 65 độ. Sau đó phần mũi bàn chân sẽ lăn qua, cùng với đó là gập gối để trọng tâm cơ thể được hạ thấp và tạo ra lực bật về phía sau.

Bên cạnh đó, cánh tay cùng phía với chân thuận để giậm nhảy phải thực hiện đánh lăng về phía trước, sau đó hướng lên trên cao rồi hạ nhanh xuống sao cho ngang vai. Mặt khác, cánh tay còn lại đòi hỏi vận động viên phải gập khớp và đánh lăng về phía sau sao cho giữ lại ở ngang bằng với vai.

Giai đoạn trên không trung khi nhảy

Thời điểm này cơ thể còn sức bật, người nhảy xa cần phải giữ tư thế ổn định khi vừa phải giậm nhảy khi rơi ra ván bật và tiến hành duỗi người ra phía sau. Sao cho tư thế của cổ, đầu và cả thân người phải thẳng tự nhiên, đồng thời mắt luôn nhìn thẳng.

Về phía chân lăng thì phải thực hiện co khớp gối lại rồi vung mạnh một lực lên cao hướng tới phía trước. Đồng thời phối hợp với chân giậm nhảy đã gập khớp gối hướng về phía trước. 

Nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn?
Nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn?

Giai đoạn đáp xuống đất

Ở giai đoạn này đã kết thúc thời điểm trọng tâm của cơ thể cao nhất, lúc này càng nâng cao 2 đùi và ngả về phía trước phần thân trên sao cho áp sát đùi. Đến khi nào bàn chân đã chạm đất thì nhanh chóng gập gối để tiến hành động tác giậm chân.

Đặc biệt, để giữ an toàn tối đa thì vận động viên sẽ đánh mạnh hai cánh tay ra phần phía sau để có thể giữ thăng bằng cho toàn bộ cơ thể. Đây cũng chính là giai đoạn cuối cùng mà các vận động viên nhảy xa cần phải thực hiện trước khi xem thành tích đã đạt được.

Nhảy xa có mấy kiểu?

Bên cạnh thắc mắc có bao nhiêu giai đoạn trong nhảy xa thì bộ môn thể thao này có mấy kiểu cũng được nhiều người rất quan tâm. Cụ thể là nhảy xa có 3 kiểu để vận động viên thực hiện, bao gồm:

Nhảy xa kiểu “ngồi”

Nhảy xa kiểu “ngồi” là kiểu nhảy xa sau bước bộ trên không trung, chân cần tiến hành giậm nhảy co dần lại và hướng về đăng trước. Đồng thời, đùi được nâng cao và tay đánh ra sau từ trên xuống dưới. Lúc này tạo nên tư thế như đang ngồi trên không. Do vậy được gọi bằng cái tên này.

Nhảy xa kiểu “ưỡn thân”

Kiểu nhảy xa này được thực hiện bằng cách chủ động đưa chân lăng ra phía sau kết hợp với chân giậm nhảy. Lúc này toàn bộ các bộ phận như ngực, hông, 2 cánh tay căng ra sau để tạo thành một hình tượng tự với hình cánh cung.

Nhảy xa kiểu “ưỡn thân” tiếp đất khá nhẹ nhàng
Nhảy xa kiểu “ưỡn thân” tiếp đất khá nhẹ nhàng

Nhảy xa kiểu “cắt kéo”

Nhảy xa kiểu “cắt kéo” có đặc điểm thực hiện bằng cách nâng đùi đưa chân ra phía trước. Đồng thời, đưa chân lăng từ đằng trước ra sao để hình thành nên sự chuyển động tương tự như một đường chuyển động của 2 lưỡi kéo.

Trên đây là lời giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất cho vấn đề nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn mà chúng tôi đã gửi đến quý độc giả gần xa. Mong rằng những thông tin trên đã làm thoả mãn trái tim yêu bộ môn thể thao này của bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *